Sự kiện Evergrande và tác động của nó tới thị trường Crypto?

Sự kiện được cho là tác nhân chính khiến tâm lý đám đông đang hoảng loạn, đó chính là việc Công ty BĐS Evergrande có nguy cơ phá sản khiến khoản vay lên tới 300 tỷ USD sẽ không thể thu hồi. Liệu điều này sẽ tác động tiêu cực lâu dài hay chỉ khiến tâm lý thị trường phản ứng trong ngắn hạn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Lịch sử phát triển của Evergrande

  • Evergrande thành lập từ năm 1997, là nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai của Trung Quốc. Evergrande chuyên phát triển các khu chung cư quy mô lớn tại các thành phố lớn.
  • Hiện Evergrande đang sở hữu 1,300 dự án bất động sản, với 45 triệu m2 đất tại 280 thành phố trên khắp Trung Quốc (Trung Quốc có tổng cộng 664 thành phố). Trong giai đoạn bùng nổ, Evergrande cũng mở rộng sang những mảng khác như thực phẩm, thể thao, xe ô tô điện,…
  • Cùng với xu hướng thị trường bất động sản tại Trung Quốc, Evergrande đã bùng nổ trong giai đoạn 2017-2018, cổ phiếu Evergrande rất hot lúc đó với mức tăng trưởng +500% (500%/năm trong thị trường chứng khoán là rất lớn).

  • Evergrande rất lớn, nhưng đây là kết quả của một sự tăng trưởng nóng. Tỷ lệ “nợ/vốn chủ sở hữu” của Evergrande lên tới 6, theo thuật ngữ Crypto thì anh em đang giao dịch margin với đòn bẩy X6. Trong khi chỉ số này ở các công ty khác chỉ ở mức 1 – 1.5.
  • Trong giai đoạn phát triển của Evergrande, ông Hui Ka Yan – chủ tịch của Evergrande Group đã trở thành người giàu thứ 3 tại Trung Quốc. Tuy nhiên, tài sản của ông cũng đang giảm dần sau sự cố lần này.

Nguyên nhân của sụp đổ Vergrande

  • Để mở rộng với quy mô rất nhanh trong vài năm, Evergrande đã vay rất nhiều dẫn đến khoảng nợ $300 Tỷ USD hiện nay. Hiện Evergrande là công ty phát hành trái phiếu lợi suất cao (high-yield bond) lớn nhất tại Trung Quốc.

  • Việc vay vốn để mở rộng của các công ty BĐS là điều khá bình thường. Ở thị trường chứng khoán Việt Nam, Vingroup cũng đã vay tối đa hạn mức ở hầu hết các ngân hàng trong nước từ nhiều năm trước. Và tất nhiên, những năm gần đây họ phải gọi vốn từ nhiều bên nữa.
  • Những công ty BĐS như Evergrande hay Vingroup được xem là “quá lớn để thất bại” (too big to fail).
  • Nhưng Evergrande khác Vingroup ở chỗ, đó là sự tăng trưởng quá nóng, tỉ lệ “nợ/ vốn chủ sở hữu” của Evergrande là 6, thì của Vingroup chỉ là 2 (theo Báo cáo tài chính Q2/2021, chi tiết tại đây).
  • Tăng trưởng nóng, nhưng gặp thị trường khó khăn thì phải chấp nhận rủi ro và trả giá. Những vấn đề của Evergrande thực chất đã bắt đầu trong năm 2020 khi đối mặt với khủng hoảng kinh tế toàn cầu vì đại dịch Covid 19.
  • Đến năm 2021, khi những khoản nợ đã tới thời kỳ đáo hạn và trả lại, thì nguồn thu của Evergrande đã không có, bởi hoạt động bán BĐS đã đi xuống, nhà nước Trung Quốc thì ban hành nhiều chính sách trong lĩnh vực BĐS khiến nguồn vay hạn chế, các nhà cho vay ủy thác khác thì ngại cho vay bởi bối cảnh chung của thị trường.
  • Tất cả những khó khăn cùng đến một lúc đã khiến “giọt nước tràn ly”.

Hậu quả của sự sụp đổ

  • Khoản nợ 300 tỷ USD của Evergrande là điều cần giải quyết vào lúc này.
  • Để tưởng tượng 300 tỷ USD lớn thế nào, thì lợi nhuận trong năm 2020 của Vietcombank là 18,000 nghìn tỷ VNĐ ~ 800 triệu USD.
  • Thử tượng tượng trường hợp Evergrande bị phá sản, 300 tỷ USD lúc này các nhà cho vay phải tự gánh chịu. Giả sử, 1% khoản nợ ~ gần 3 tỷ USD thuộc về Vietcombank, anh em nghĩ Vietcombank sẽ khốn khó thế nào? Lúc đó, Vietcombank phải hoạt động không lãi trong suốt 3.75 năm để hoàn tất khoản nợ.
  • Mà Vietcombank lại là định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, ví dụ trên cho chúng ta thấy rõ, trong trường hợp Evergrande vỡ nợ, bất kỳ công ty hay định chế tài chính nào đã cho Evergrande vay đều phải chịu thiệt hại cực kỳ nặng nề. Điều đó tất nhiên sẽ kéo theo 1 chuỗi Domino.
  • Do đó, chính phủ Trung Quốc đang thực hiện nhiều biện pháp để ngăn chặn điều này. Một số biện pháp “chữa cháy” nhanh chóng có thể kể đến như: Sẽ tiếp tục xây dựng hoàn thiện các khu chung cư đã nhận tiền từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ, bán rẻ các BĐS đang sở hữu cho các nhà đầu tư,… Cập nhật mới nhất ngày 22/9, PBoC đã bơm tiền vào các ngân hàng để ổn định thị trường. Đồng thời, Evergrande đã đạt thỏa thuận với các nhà cho vay để tránh vỡ nợ.
  • Trong ngắn hạn, sự kiện của Evergrande đã ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán không chỉ ở Trung Quốc mà còn trên toàn thế giới, Nikkei giảm 2%, Dow Jones giảm -600 điểm (-1.8%), chỉ số S&P500 (.SPX) giảm 1,7% – mức giảm kỷ lục trong 4 tháng. Chỉ số Nasdaq Golden Dragon China (.HXC) của cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại Mỹ giảm 5,4%,…. Tại thị trường Việt Nam, VNIndex cũng đã giảm -12 điểm (-0.8%) trong ngày 21/9/2021.

Sự kiện Evergrande tác động thế nào tới thị trường Crypto?

  • Khi một thị trường trong không gian tài chính khủng hoảng, cần phải có một nơi cho dòng tiền lưu trú, mọi người sẽ đầu tư vào những sản phẩm tài chính khác, có thể là ổn định, an toàn hơn, hoặc có thể mối tương quan thấp để đầu tư. Crypto là một trong những nơi như vậy.

  • Nhìn chung, sự kiện của Evergrande đã ảnh hưởng rất tiêu cực đến thị trường tài chính chứng khoán Trung Quốc, và thị trường chứng khoán toàn cầu.
  • Với thị trường Trung Quốc, gần đây chính phủ đã ban hành rất nhiều điều luật nghiêm cấm về Crypto, do đó Trung Quốc giờ đã không còn là nơi ảnh hưởng nhiều đến Crypto.
  • Với thị trường Chứng khoán toàn cầu, thống kê từ Bloomberg về mức độ tương quan giữa Bitcoin và chỉ số S&P 500 cho thấy, vào năm 2020 cho thấy chỉ số Correlation luôn nằm ở mức khá cao, trung bình ở khoảng 0.5, có lúc lên đến 0.8. Trong khi đó, qua năm 2021, chỉ số này đã giảm rõ rệt, trung bình chỉ ở mức 0.2, tức là giảm một nửa so với trước. Điều đó cho thấy, Crypto đã ít nhạy cảm hoặc đồng pha hơn so với thị trường tài chính truyền thống. 
  • Chỉ số Correlation là chỉ số đo lường mức độ tương quan giữa 2 biến, được sử dụng nhiều trong tài chính để giúp các nhà đầu tư trong việc đa dạng hóa danh mục. Thay vì chọn 2 hoặc nhiều tài sản có mức độ tương quan cao (cùng lên hoặc cùng xuống), họ sẽ chọn thêm những tài sản có mức độ tương quan thấp để giảm thiểu rủi ro.

  • Một điều tiêu cực trong thời gian này là fud về Tether. Tether là một công ty tại Hồng Kông, cùng thị trường với Evergrande, do đó cũng chịu tác động domino từ sự việc này.
  • Vào tháng 8, Tether đã công bố tài sản thế chấp của mình, trong 69 tỷ USD vốn hóa hiện tại của Tether, thì 30 tỷ USD được đem đi mua những trái phiếu.

  • Mặc dù Tether đã công bố trong 30 tỷ trái phiếu này không có trái phiếu của Evergrande, tuy nhiên, vụ việc của Evergrande đã khiến lãi suất trái phiếu tăng cao, do đó số trái phiếu của Tether ít nhiều cũng bị ảnh hưởng vì giảm giá. Nói cách khác, tài sản đảm bảo Tether sẽ không còn chắc chắn như trước.
  • Trường hợp xấu nhất, Evergrande phá sản, thị trường tài chính Hồng Kông khủng hoảng kéo theo sự sập đổ của Tether, lúc đó thị trường sẽ thế nào?
  • Dòng tiền đầu tiên sẽ chuyển sang các stablecoin khác như USDC, DAI, UST,… khi đó sẽ xuất hiện những cơ hội đầu tư vào stablecoin.
  • Tuy nhiên, Tether hiện đang chiếm hơn 50% trong thị trường stablecoin, với vốn hóa 69 tỉ USD, số tiền này nếu quy đổi qua stablecoin khác thì không đủ, do đó phải tiếp tục chuyển đổi qua các tài sản có thanh khoản cao hơn, có thể là Bitcoin và Ethereum. Khi đó, giá BTC và ETH có thể tăng mạnh.
  • Cũng không ngoại trừ trường hợp, sự sụp đổ của Tether sẽ kéo theo sự sụp đổ của thị trường Crypto, khi các nhà đầu tư mất đi hơn 50% phương tiện trú ẩn.

Mời các bạn tham gia giao lưu cùng cập nhật thông tin hữu ích tại: https://t.me/trustkeysuperapp

Và đừng quên theo dõi các kênh của Trustkeys.Network nhé:
Fanpage: https://www.facebook.com/trustkeys.network
Twitter: https://twitter.com/TrustKeysGlobal
Cài đặt và đầu tư ngay bằng TrustKeys Exchange miễn phí giao dịch lên tới 3 năm TẠI ĐÂY

Translate »
Scroll to Top